Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu
Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu

Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu

 SlovakiaCác khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu là khu vực thiên nhiên phức tạp trải dài qua 12 quốc gia của châu Âu. Trong đó, các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath bao gồm các khu vực rừng trên 10 dãy núi riêng biệt nằm dọc theo trục dài 185 km từ dãy núi RakhivChornohoraUkraina, chạy qua dãy Poloniny, đến dãy núi VihorlatSlovakia. Các khu rừng sồi cổ ở Đức bao gồm 5 địa điểm khác nhau tại Đức.Các khu rừng trên dãy Carpath có tổng diện tích 77.971,6 ha (192.672 mẫu Anh), trong đó chỉ có 29.283,9 ha (72.350 mẫu Anh) diện tích là nằm trong khu vực bảo tồn thực tế, trong khi phần còn lại được coi là vùng đệm. Khu vực này bao gồm các khu rừng tại tỉnh Zakarpattia (Ukraina) và Prešov. Hơn 70% diện tích nằm ở Ukraina, bao gồm hai vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và một vài khu vực được kiểm soát sinh cảnh (chủ yếu ở Slovakia). Cả hai vườn quốc gia, cùng với một khu vực láng giềng ở Ba Lan, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển Đông Carpath.Di sản ban đầu có diện tích 29.278 ha Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Carpath của SlovakiaUkraina được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 2007 sau đó là mở rộng thêm các khu rừng sồi cổ tại Đức vào năm 2011 với tên gọi là Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Karpat và các khu rừng sồi cổ của Đức. Đến năm 2017, di sản này đã mở rộng thêm tại 9 quốc gia khác là Albania, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Ý, Rumani, Slovenia và Tây Ban Nha để trở thành Di sản nằm tại nhiều quốc gia nhất châu Âu.[1]Đây là ví dụ điển hình về sự tiến hóa sinh học và sự đa dạng sinh thái cạn của hệ thực vật hạt kín, sự phát triển của sồibán cầu Bắc trong các môi trường khác nhau. Các khu rừng này nguyên sinh, chưa bị tác động bởi con người, đã cung cấp bằng chứng tiến hóa của các cây chi Fagus họ Dẻ, phân bố rộng rãi ở Bắc bán cầu trong các môi trường từ thấp lên cao (ven biển đến núi cao). Đây là một trong những ví dụ điển hình về quần thể sinh vật ôn đới, hình thái sinh vật cạn phát triển từ cuối thời kỳ băng hà vẫn còn tiếp diễn.

Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu

Công nhận 2007 (kỳ họp thứ 31)
Tiêu chuẩn ix
Tham khảo 1133
Vùng UNESCO châu Âu
Kiểu Thiên nhiên
Quốc gia  Đức

 Slovakia

 Ukraina
Mở rộng 2011, 2017

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu http://whc.unesco.org/en/list http://whc.unesco.org/en/list/1133 http://whc.unesco.org/en/list/1133/multiple=1&uniq... http://whc.unesco.org/en/list/?search=&search_by_c... http://whc.unesco.org/en/news/1686 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...